HẦU PHU NHÂN
Tác giả: Diêu Án Án
Thể loại: Cổ đại, trạch đấu, HE.
Tình trạng: Đang edit
? Nhân vật chính là cô con gái thứ hai của một ông quan thất phẩm huyện thừa ở huyện nhỏ nhờ có một bà mẹ sắc sảo và có một cô chị thông minh hơn hết lại tuyệt đẹp là sủng phi mà lấy được thế tử sau là Hầu gia. Cô gái này tên Nhân Nương và Lâm Hầu thế tử tên Lâm Phượng Kỳ. Nữ chính đẹp nhưng không lộng lẫy bằng chị. Còn nam chính được miêu tả rất Tuấn tú và có đôi mắt hoa đào đắm say người nhìn.
? Truyện này nếu tính riêng nam nữ chính thì chỉ có sủng sủng sủng thôi. Nam chính vốn có thông phòng nhưng trong thời gian đính hôn, nữ chính đến ở cùng tỏ ra khó chịu. Thế là từ đó bạn nam bỏ luôn, đến hết truyện thì sạch trong sạch trắng, tiểu tầm thoát hết y phục trước mặt cũng không động dung.
? Chuyện của nam nữ chính rất đáng yêu vì bạn nam theo võ nên không hiểu mấy vụ phong hoa tuyết nguyệt và bạn nữ chỉ yêu tiền. Hai bạn rất ngoan, gia đình bảo cưới là thích nhau ngay. Nên dù hay, dù chuyện tình của hai bạn rất mãnh liệt nhưng mình chỉ kể qua mà muốn nói về câu chuyện của Yến Nương – chị gái aka sủng phi.
? Có thể nói chuyện của Yến Nương rất rất rất hay luôn. Có thể cắt riêng phần của Yến nương ra thành một truyện cung đấu mang phong cách nữ thông minh tỉnh táo, sống vì bản thân như Bần gia nữ cũng không nói quá.
? Yến Nương là người bắt đầu của cả câu chuyện, là ngọn nguồn cho tất cả. Là con gái cả, mẹ chỉ sinh được 3 con gái, cô ấy thông minh biết y thuật và sống rất trách nhiệm. Không những thế cô ấy đẹp một cách rực rỡ. Do cứu được Lâm hầu phu nhân (mẹ nam chính), bà này tỏ ý muốn báo ân. Mẹ của Yến Nương là người phụ nữ nhanh nhạy, có phần sống hơi vụ lợi (thực ra là nghĩ tốt cho con) đã đề nghị một mối hôn sự với nhà Hầu phu nhân. Tất nhiên, với xuất thân như Yến Nương không thể làm thế tử phu nhân được rồi. Thế là hầu phu nhân đính ước ngay Yến nương với thứ trưởng tử của chồng mình.
? Mọi chuyện sẽ như thế nếu Yến Nương không vô tình gặp vua (theo như lời tác giả – chắc độc giả Tấn Giang đã quen mở trang đầu đã gặp Tuấn nam mỹ nữ thì sẽ sốc vì vua mới đời thứ 4, gen mỹ nữ chưa kịp trung hoà). Vua thấy mỹ nhân đương nhiên là thích rồi. Và Hầu phu nhân cũng là người biết nắm bắt thời cơ (hầu gia đã sa sút, chồng không nên hồn, con trai mới kiến công lập nghiệp) thì việc dâng một mỹ nữ hợp ý vua sẽ có lợi cho sự phát triển của con bà ấy. Thế là vừa thuyết phục, sau dọa dẫm, bà ấy nhận Yến nương làm nghĩa nữ và dâng vào cung. Với vẻ đẹp của mình, Yến nương ngay lập tức được sủng ái và phong Tần. Kéo theo hầu phu nhân muốn rằng buộc nên ngay lập tức đính hôn cho thế tử con trai mình và Nhân nương em gái Yến nương.
? Nhưng đời không như mơ, mới chập chững vào cung, vua thì ham mới nới cũ. Ngay lập tức Yến nương trở thành cái gai của vô số người, bị thiết kế và vào lãnh cung. Việc đó kéo theo cuộc hôn nhân trong mơ của em gái nàng cũng trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Tình thế đang rất nguy cấp thì có một đôi bàn tay chìa ra đỡ nàng – đó là hoàng hậu – thê tử từ niên thiếu của vua với điều kiện con trai của nàng sẽ trở thành con của hoàng hậu.
? Nói về hoàng hậu. Mình rất thích nhân vật này. Đây là một mẫu nghi thiên hạ hàng xịn – thông minh, uyên bác, giỏi giang nhưng không hề độc ác. Mình sẽ nói về bà ấy sau.
? Nhờ có sự giúp đỡ của hoàng hậu, cộng thêm sự thông minh của bản thân, Yến nương ngay lập tức được sủng trở lại và có thai. Nhưng đứa bé đầu lại là công chúa. Thực sự, mình biết ơn tác giả khi để cho Yến nương sinh con gái đầu lòng. Cô ấy sẽ không ngay lập tức bị mất con, cô ấy có niềm an ủi cho bản thân, và nếu cô ấy quyết đoán dâng hoàng tử đứa con đầu của cô ấy đi – người đọc sẽ cảm thấy cô ấy là một con người ác độc, ích kỷ nhẫn tâm hơn là thông minh. Ít nhất đứa thứ 2 bị đưa đi, thì Yến Nương cũng đã có 1 điểm tựa để đỡ đau đớn.
? Yến Nương lúc ban đầu sau khi sinh công chúa thấy em gái đã lấy chồng, bản thân bị hãm hại sinh non, bị tung tin không thể sinh con được nữa, hoàng hậu nản lòng, vua lạnh nhạt đã có ý thoái chí, 2 mẹ con lặng lẽ sống với nhau. Nhưng chỉ cần cô ấy thất sủng, Nhân nương ở nhà chồng ngay lập tức bị làm khó. Khiến cho Yến Nương lại tiếp tục chiến đấu, giành lại lòng tin của hoàng hậu, giành lại vinh sủng không chỉ là cho bản thân mà vì mẹ, vì cả em của mình.
? Tại sao hoàng hậu lại cần người sinh con cho mình? Thủa hoàng đế còn đang chiến đấu vì ngôi vị, hoàng hậu lúc đó mang thai 7 tháng đỡ cho vua mũi tên mà sinh non một hoàng từ sau đó vô sinh. Vua hứa sau này chỉ cần phi tần nào sinh con trai hoàng hậu muốn sẽ để đứa bé ấy là dưới danh nghĩa hoàng hậu. Đương nhiên, hoàng hậu phải chọn lựa kĩ càng. Trước Yến nương, hoàng hậu đã lựa chọn 1 phi tần khác, cô ta chưa sinh đã này lòng tham xin cho anh trai chức tước – bị loại mà không hiểu tại sao mình bị loại – ra sức hãm hại Yến nương để tranh địa vị con trai trưởng cho con mình. Thật ra, hoàng hậu luôn luôn có lòng tin vào Yến nương – không địa vị, không anh em trai và thông minh biết tiến thoái.
? Thương xót cho nàng: Sinh con thứ 2 là hoàng tử, vì biết chắc chắn hoàng hậu sẽ đưa đi. Nàng không dám liếc nhìn nó một lần nào. Vào cung hoàng hậu tạ ơn, nghe tiếng đứa trẻ khóc nàng cứng người lại nhưng không dám lưu luyến 1 giây. Việc duy nhất có thể là ôm con gái, dồn hết sự quan tâm vào con gái của nàng cho với sự đau đớn. Nàng tưởng nhiệm vụ của nàng đã hết, nàng có con gái ở bên, có con trai giờ có địa vị đích trưởng tử và được hoàng hậu thật tâm nuôi nấng. Nhưng nàng vừa buông tay, thì em gái nàng lại bị làm khó. Em gái nàng vừa mới xây dựng gia đình, những tưởng được chồng yêu thương, và được lời thề không chạm đến phụ nữ khác thì đùng cái – vì sự đơm đặt của các phe phái trong cung, cũng như sự HÂM DỞ của ông vua chồng nàng (chờ mãi mà không thấy Yến nương chủ động làm hoà)- ông ta ban ngay cho em rể nàng 1 cô quý nữ về làm quý thiếp.
? Nàng bất giờ mới nhận ra: nàng vinh sủng 1 ngày thì mới yên tâm về gia đình mẹ và các em của nàng ấy 1 ngày.
? Nàng có yêu ông vua không? Chắc là có chút tình cảm nhưng không phải là yêu. Nàng giỏi phỉnh phờ, chiều theo ý hoàng đế, biết vuốt ve gãi ngứa cho vua, nhưng chắc chắn mọi việc đều xuất phát từ chuyện vì lợi ích của gia đình mẹ và các em nàng, con của nàng chứ không phải tình yêu.
? Vua có yêu Yến Nương không? Vì là cặp phụ không nói rõ nhưng mình nghĩ là có là cái chắc. Ví dụ khi Yến nương sinh con gái xong và quay về cuộc chiến tranh sủng. Nàng đứng đợi vua khi đó đang đi dạo với một tân sủng gọi là Oanh mỹ nhân. Cô Oanh này nói: “Hoàng thượng yêu ta sao? Gọi là sủng chó sủng mèo mới đúng! Thích thì gọi đến, không thích thì đá đi. Phải như Trần Tần, nhìn thấy là hoàng thượng lao đến vỗ về mới là yêu” (đoạn sau không chính xác lắm).
? Khi hoàng hậu quỳ xuống xin đứa bé của Yến nương, hoàng thượng dù nhớ lời hứa nhưng lưỡng lự. Ông ấy để ý thái độ của Yên Nương, ngay cả khi nàng đã đồng ý nhưng ông ấy vẫn bàn lùi. Hoàng tử của Yến Nương cũng là đứa con vua yêu nhất sau nhị công chúa (con gái đầu yến nương)
? Sau khi sinh hoàng tử, mình thấy vua lạnh nhạt với Yến Nương đơn giản là vì giận dỗi, dỗi nàng không làm hoà với mình, dỗi nàng không chú ý đến mình.
? Trong truyện không nói rõ, sau khi yêu Yến Nương ông này có sủng hạnh ai không. Chỉ biết Yến Nương sủng quang lục cung. Kết truyện mặc dù là tội thần chi nữ nhưng vẫn được phong Trần Hoàng quý phi. Vinh sủng chỉ sau hoàng hậu. Vua có 7,8 đứa con gì đó thì Yến nương đã sinh 4 – 2 gái 2 trai. 2 đứa bé sau là con út, không có đứa bé nào sinh ra cùng lúc đó hay có thêm tân sủng. Ở phần truyện Hầu phu nhân chỉ nói đến Yến Nương sinh thêm 1 hoàng tử. Sang phần 2, Kế thất thiên kim mới rõ việc này.
? Về hoàng hậu, mình rất ngưỡng mộ cách làm người của bà ấy. Dù nuôi con của Trần quý phi nhưng bà ấy không hề chia cắt tình cảm mà còn khéo léo cho tiểu hoàng tử biết rằng mẹ đẻ của bé tuy lạnh nhạt với bé nhưng lặng lẽ yêu thương bé. Nhờ có bà ấy mà hoàng tử trở thành minh quân hiểu tình người ở phần 2 của truyện. Và hai người phụ nữ đều thông minh nên họ có 1 mối quan hệ tốt đẹp => khiến nữ chính phần 2 không rõ nguyên do rất thắc mắc, nên cô ta đánh giá Yến Nương rất tâm cơ. Nhưng nếu xét lại, nếu con người ta biết tiến thoái, biết thiệt hơn và có lòng với nhau một chút thì việc ở chung nó đơn giản lắm.
? Truyện kể thì dài nhưng có khoảng 136 chương, về Yến Nương gom lại chắc chỉ khoảng 20 chương nếu tính cả phần qua cái nhìn của người khác. Chưa kể phần phiên ngoại kể về 5 đứa bé đáng yêu nhà nam nữ chính. Ấy vậy mà tác giả miêu tả cẩn thận tỉ mỉ từng chi tiết. Lúc đầu mình không rõ hoá ra để chuẩn bị cho phần 2 Kế thất thiên kim được xây dựng quy mô hơn trên nền móng của phần 1. Vua ở phần 2 già và đã khó tính đi rất nhiều sau bao nhiêu biến cố. Người duy nhất có thể bên cạnh đó Vẫn là Trần hoàng quý phi – Yến nương của chúng ta. Cho nên nếu tách riêng, mình thấy sẽ có 1 câu chuyện rất hay về nàng.